top of page

[ RISEbyTGW ] Thư gửi Cece #2

Dear Cece,


Em viết cho chị, nói về tình trạng kiệt sức trong công việc (burnt out at work) gần đây. Khi chị nói ý kiến “vậy em nghỉ đi!” thì em trả lời rằng “em không thể, em còn nhiều khoản chi phải lo, mỗi tháng em phải gửi tiền về quê cho mẹ em mua thuốc, tiền vay học em vẫn còn nợ.” Tình cảnh này của em, Cece, cũng giống như rất nhiều bạn đã tâm sự với chị. Đa phần các bạn quá mệt mỏi trong công việc, nhưng không thể nghỉ vì gánh nặng tài chính.

Chị không thể và không nên can thiệp vào quyết định nghỉ việc hay làm tiếp của em. Điều chị có thể giúp em là cùng ngồi xuống, phân tích thực tế bằng cách nhìn vào “nửa ly nước đầy”, còn em sẽ là người ra quyết định nhé!

“Burnt out” là tình trạng kiệt sức do áp lực công việc hay stress kéo dài, gây mệt mỏi và khiến em mất đi động lực làm việc và học tập. Em sẽ cảm thấy kiệt sức dần rồi xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, không biết phải làm gì tiếp theo. Các bạn gửi thư về cho chị, đều thổ lộ rằng bạn biết mình đang rất mệt nhưng “không muốn bày tỏ sự yếu đuối trước người khác”.

Cũng như em, chị từng rất yêu thích và đam mê công việc của mình. Có giai đoạn chị ngồi suốt từ 8:00 sáng đến 20:00 tối để làm, đầy hứng thú và say mê. Rồi nhiều trải nghiệm khác trong công việc và cuộc sống đã xảy ra, khiến chị lâm vào tình trạng bị burnt out lúc nào không hay. Nên tất cả những gì chị nói với em, là đều dựa trên những điều chị đã trải qua.

Nếu ai đó chỉ khuyên em “nghỉ ngơi 1 tuần đi đâu đó đi” thì chị tin em đã thử, nhưng rồi khi em quay lại công việc, đâu lại vào đấy phải không?

Trong các tài liệu chị đã đọc về burnt out, thì theo Tiến sĩ Saundra Dalton-Smith, có 7 loại nghỉ ngơi chúng ta cần

1) Nghỉ ngơi về thể chất: Giấc ngủ chất lượng và các hoạt động như yoga hoặc mát-xa.

2) Nghỉ ngơi tinh thần: Nghỉ ngơi để xoa dịu tâm trí bận rộn.

3) Nghỉ ngơi giác quan: Giảm thiểu tình trạng quá tải cảm giác.

4) Nghỉ ngơi xã hội: Nuôi dưỡng các mối quan hệ tích cực.

5) Nghỉ ngơi tinh thần: Khám phá mục đích và sự thuộc về.

6) Nghỉ ngơi cảm xúc: Thành thật và cởi mở về cảm xúc.

7) Nghỉ ngơi sáng tạo: Tìm cảm hứng và nuôi dưỡng sự sáng tạo.

Trước hết chị mong em hãy đọc và liệt kê ra những hoạt động em đã, đang làm cho 7 loại nghỉ ngơi này nhé!

“You don’t always need a plan. Sometimes you just need to breath, trust, let go and see what happens.” Mandy Hale

“Không phải lúc nào bạn cũng cần một kế hoạch. Đôi khi bạn chỉ cần hít thở, tin tưởng, buông bỏ và xem điều gì sẽ xảy ra.”

Love,

Nini




0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page