top of page

Điều trị chứng rối loạn lo âu

Minh Anh

17 thg 3, 2023

Bên cạnh thuốc Tây, các loại thảo dược như hoa cúc, bạc hà, hoa lạc tiên,... cũng được bác sĩ tâm lý sử dụng phối hợp trong điều trị rối loạn lo âu. Ưu điểm của thảo dược là lành tính và thích hợp với nhiều đối tượng. Dưới đây là 10 loại thảo dược được bác sĩ tâm lý sử dụng phổ biến nhất.

1. Hoa cúc giúp giảm lo âu, căng thẳng, an thần


Cúc hoa có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, không độc, tác dụng phong nhiệt, minh mục, giải độc và dưỡng huyết. Công dụng của cúc hoa đã được chứng minh và được bác sĩ tâm lý sử dụng trong điều trị các bệnh lý như mất ngủ, đau đầu, cao huyết áp, căng thẳng, lo âu.

Hoa cúc có mùi thơm nhẹ dịu, kích thích khứu giác và thúc đẩy sản sinh serotonin của não bộ. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa từ thảo dược này còn giúp bảo vệ hệ thần kinh trung ương và chống lại tác động từ gốc tự do. Theo bác sĩ tâm lý, bệnh nhân rối loạn lo âu nên sử dụng một tách trà hoa cúc vào buổi tối để giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và mang lại cảm giác thoải mái, khoan khoái khi thức dậy.




2. Nụ hoa tam thất giúp giảm tình trạng mất ngủ, mệt mỏi


Nụ hoa tam thất là vị thuốc nam quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Nghiên cứu của bác sĩ tâm lý cho thấy, nụ hoa tam thất chứa saponin gingsenoid thuộc nhóm Rb có khả năng ức chế trung khu thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu, tạo cảm giác an dịu và gây ngủ. Ngoài ra, vitamin P trong thảo dược cùng với hoạt chất GS4 sẽ giúp tăng độ bền mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết và huyết áp.

Với những đặc tính này, bác sĩ tâm lý cho rằng, dùng nụ hoa tam thất có thể giảm những triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu gây ra như mất ngủ, khó ngủ, hồi hộp, tim đập mạnh, cơ thể mệt mỏi,…


3. Bạc hà giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng


Bạc hà không chỉ là loại rau gia vị mà còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Với vị cay the, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, kháng viêm và chống khuẩn, bạc hà thường được dùng để chữa cảm nắng và điều trị các chứng bệnh hô hấp. Ngoài ra, thảo dược này cũng được bác sĩ tâm lý sử dụng để cải thiện triệu chứng đau đầu do căng thẳng và rối loạn lo âu.

Mùi hương đặc trưng từ lá bạc hà giúp kích thích khứu giác, tạo cảm giác khoan khoái khi sử dụng. Theo bác sĩ tâm lý, sử dụng trà bạc hà vào buổi tối có thể giúp giải tỏa căng thẳng, phiền muộn và ngủ sâu giấc hơn.


Ngoài ra, lá bạc hà chứa hoạt chất menthol có tác dụng làm dịu cơn đau. Vì vậy, sử dụng trà bạc hà thường xuyên có thể cải thiện các triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu gây ra như đau đầu, đau nhức cơ thể, tiêu hóa kém, buồn nôn,… Bác sĩ tâm lý cũng khuyến nghị, bệnh nhân có thể dùng tinh dầu bạc hà xông phòng, thêm vào nước tắm,… để giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng rối loạn lo âu.


4. Tim sen chữa rối loạn lo âu, mất ngủ


Tim sen (tâm sen) là phần lõi màu xanh bên trong hạt sen. Đây là vị thuốc quý trong y học cổ truyền với vị đắng, tính hàn, tác dụng an thần, thanh tâm và giải nhiệt.

Bác sĩ tâm lý cho biết, các hoạt chất như liensinin, nuciferin, nelumbo và asparagine trong tim sen có tác dụng an dịu thần kinh và cải thiện giấc ngủ. Hoạt chất isoquinoline trong tim sen có tác dụng điều hoà đường huyết và huyết áp. Các hoạt chất chống oxy hóa trong tim sen cũng đã được bác sĩ tâm lý chứng minh có khả năng giải tỏa căng thẳng và đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực rõ rệt.


5. Củ gừng giúp giảm lo âu


Củ gừng là vị thuốc nam được bác sĩ tâm lý sử dụng để chữa rối loạn lo âu và nhiều bệnh lý thường gặp khác. Thảo dược này có khả năng tiêu đờm, kháng khuẩn và giải biểu nên được sử dụng phổ biến trong điều trị cảm lạnh, cảm cúm, ho, viêm họng,…

Tác dụng giảm lo âu của gừng được bác sĩ tâm lý phát hiện khi tình trạng căng thẳng, muộn phiền và rối loạn lo âu giảm đi đáng kể khi sử dụng trà gừng hằng ngày. Các bác sĩ tâm lý nghiên cứu và nhận thấy, các chất chống oxy hóa trong gừng có tác dụng kháng viêm và giãn mạch máu. Nhờ vậy, dùng các món ăn, thức uống từ gừng có thể giảm đau đầu và tăng khả năng tập trung.


Bác sĩ tâm lý cho biết, củ gừng chứa tinh dầu thơm có khả năng kích thích khứu giác và thúc đẩy não bộ tăng sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. Vì vậy, uống trà gừng mỗi tối có thể xua tan cảm giác căng thẳng và mang đến tâm trạng thoải mái, thư giãn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thêm gừng vào nước tắm hoặc cho tinh dầu gừng vào máy xông để cải thiện tình trạng rối loạn lo âu.


6. Hoa lạc tiên giúp thư giãn, giảm lo âu


Hoa lạc tiên là thảo dược chữa mất ngủ, lo âu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Thảo dược này có vị đắng, ngọt, tính mát, tác dụng tiêu viêm, an thần, lợi tiểu và giảm viêm da. Với những đặc tính này, hoa lạc tiên được bác sĩ tâm lý sử dụng trong các bài thuốc chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, tim hồi hộp.

Các nghiên cứu của bác sĩ tâm lý cho thấy, hợp chất flavonoid, vitexin, apigenin, naringenin,… trong hoa lạc tiên có tác dụng an dịu thần kinh, tạo cảm giác buồn ngủ và ngủ sâu giấc. Ngoài ra, các khoáng chất trong hoa lạc tiên còn giúp nâng cao sức khỏe, thúc đẩy tiêu hóa và kích thích hệ thần kinh trung ương. Do đó, bác sĩ tâm lý khuyến nghị, người bị rối loạn lo âu có thể sử dụng thảo dược này để giảm tình trạng mất ngủ, khó ngủ và suy nhược do rối loạn lo âu, căng thẳng kéo dài.


7. Trà xanh giúp giải toả căng thẳng, tăng sự tập trung


Những người có thói quen uống một tách trà xanh buổi sáng thường có tinh thần phấn chấn, tỉnh táo và giúp kiểm soát rối loạn lo âu hiệu quả. Nguyên nhân được bác sĩ tâm lý chỉ ra do thảo dược này có chứa các axit amin L-theanine có thể giảm được các hormone căng thẳng cortisol cũng như hạn chế các phản ứng quá mức của thần kinh.

Các thử nghiệm trên thực tế cũng cho thấy các thành phần có trong trà xanh có thể làm tăng GABA, cùng các chất dẫn truyền thần kinh cực kỳ quan trọng cho não bộ như dopamine và serotonin. Theo bác sĩ tâm lý, hoạt chất EGCG trong thảo dược này cũng kích thích làm tăng lượng GABA và giảm lo âu tương tự như các thuốc dùng trong điều trị rối loạn lo âu.


Uống trà xanh hằng ngày còn hỗ trợ ổn định nhịp tim, tăng cường trí nhớ, giảm các cholesterol, ngăn ngừa ung thư cùng rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý khuyến cáo, nếu muốn dùng thảo dược này để chữa chứng rối loạn lo âu thì bạn không nên uống vào buổi chiều tối do trà xanh có thể gây ra tình trạng mất ngủ.


8. Củ nghệ giúp giảm lo âu


Nghệ được biết đến với tác dụng chữa đau dạ dày, chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên trong những nghiên cứu mới nhất, các bác sĩ tâm lý nhận thấy, Curcumin – chất chống oxy hóa trong củ nghệ có khả năng giảm lo âu, căng thẳng và trầm cảm.

Theo các bác sĩ tâm lý, tác dụng giảm lo âu, trầm cảm của củ nghệ là nhờ vào hàm lượng Curcumin dồi dào. Thành phần này giúp bảo vệ tế bào thần kinh và ổn định hoạt động của não bộ. Nhờ vậy, các rối loạn về mặt cảm xúc sẽ giảm đi đáng kể.


9. Tía tô có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm phiền muộn


Tía tô vừa là loại rau ăn vừa là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi. Thảo dược này thường được dùng để giải cảm, chữa ho, đau đầu, đau họng và hỗ trợ giảm ngứa, tiêu viêm do các bệnh da liễu. Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học của bác sĩ tâm lý cũng cho thấy, lá tía tô còn có hiệu quả giảm căng thẳng và lo âu.


Axit rosmarinic trong lá tía tô ức chế chuyển hóa GABA – chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Với tác dụng này, tía tô giúp ổn định lượng GABA, qua đó cải thiện tâm trạng và làm giảm các cảm xúc tiêu cực như rối loạn lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, phiền muộn,… Bác sĩ tâm lý cho biết, các chất chống oxy hóa trong thảo dược này còn thúc đẩy sản sinh dopamin với tác dụng thư giãn cơ, giảm đau đầu và mang lại cảm xúc vui vẻ, thoải mái.


10. Hoa oải hương giúp giảm căng thẳng


Sử dụng máy khuếch tán với tinh dầu hoa oải hương hằng ngày hoàn toàn có thể giúp bạn nhanh chóng kiểm soát được trạng thái lo âu, căng thẳng quá mức. Bác sĩ tâm lý đã chứng minh việc sử dụng hoa oải hương trong điều trị rối loạn lo âu có thể mang đến tác dụng tương đương với thuốc lorazepam nhưng lại không gây ra các tác dụng phụ.


Liệu pháp mùi hương từ tinh dầu hoa oải hương cũng là một phương pháp an toàn, hiệu quả, có thể áp dụng với những bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu. Bác sĩ tâm lý nhấn mạnh, thảo dược này còn giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, tốt cho da và tóc, cải thiện các vấn đề như buồn nôn, mụn nhọt, đau răng..

Bạn có thể dùng loại thảo dược dưới dạng tinh dầu để tắm, xông hơi trong phòng, giúp bạn thư giãn cơ thể, loại bỏ căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.



(Nguồn: Safe & Sound)

bottom of page